Join Our Talent Network

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

Ra Đi Hay Ở Lại?

Không có hướng dẫn nào khuyên bạn khi nào nên đổi việc, và khi nào không. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố bạn có thể cân nhắc trước khi quyết định thay đổi. Nếu như bạn nhảy việc quá sớm thì có thể kết quả những năm sau đó sẽ rất tệ. Vì vậy khi nào bạn nên ra đi hay ở lại?

(Nguồn: Shutterstock)

Bạn nên làm cho một công ty trong bao lâu

Ai cũng biết rằng xin nghỉ việc chỉ sau một thời gian ngắn làm việc sẽ có thể khiến bạn gặp trở ngại trong quá trình xin việc sau này. Nhưng bao lâu thì bị xem là quá ngắn? Theo các chuyên gia nhân sự, điều này tùy thuộc vào ngành nghề, loại hình công việc và cấp bậc.

Trong những ngành như Kinh doanh hoặc Công nghệ thông tin, nhân viên có thể đổi việc thường xuyên, nhưng những ngành như Xây dựng nhân viên cần nhiều thời gian để am hiểu về ngành.

Thông thường, các công ty sẽ mong muốn nhân viên làm việc cho mình ít nhất 1-2 năm. Do đó, nếu bạn nghỉ sớm hơn, bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần để giải thích một cách thuyết phục về việc bạn thay đổi chỗ làm.

Chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên thường không nhỏ, và các trưởng phòng tuyển dụng có nhiệm vụ hạn chế tỉ lệ nghỉ việc ở mức thấp nhất. Do đó, họ sẽ đặt ra câu hỏi rằng bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty hay không.

Khi công việc / ngành nghề đầu tiên không phù hợp với bạn

Nếu như bạn chỉ mới đi làm và xuất phát với ngành đầu tiên, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm. Trong trường hợp bạn muốn thay đổi, hãy suy nghĩ thật kỹ vì nhà tuyển dụng tiếp theo sẽ chất vấn bạn xem bạn có quyết định nghiêm túc về nghề nghiệp tương lai của mình hay không.

Bạn cần phải biết rõ mình cần gì cho công việc tiếp theo. Bạn càng hiểu rõ về những điều bạn cần thì bạn sẽ càng tự tin trình bày về bản thân trong buổi phỏng vấn xin việc.

Nếu như bạn mới đặt chân vào ngành, bạn vẫn có thể làm ở các ngành khác nếu như vẫn áp dụng được kỹ năng của bạn, và cũng mở rộng cơ hội nghề nghiệp ở những mảng mà bạn chưa từng nghĩ đến trước đây.

Trước khi đổi việc, bạn nên xem ngành nghề mình chọn sẽ ra sao trong 10 năm tiếp theo. Ngành này sẽ đối mặt với những thử thách gì trong tương lai? Ngành này có lệ thuộc nhiều vào nền kinh tế không? Trong tương lai, ngành này có thể tạo ra những cơ hội nào mới? Ngoài ra, trên thị trường lao động còn những ngành nghề nào khác mới nổi có thể phù hợp với khả năng và nguyện cọng nghề nghiệp của bạn?

Một điều bạn cần lưu ý là văn hóa các công ty khác nhau khá nhiều tùy tính chất từng công ty. Bạn có thể chỉ cần đổi sang công ty khác trong cùng ngành nghề. Nếu như bạn muốn chuyển ngành, bạn hãy tích lũy dần kinh nghiệm và nói chuyện nhiều hơn với những người trong ngành nghề mới của ban để tập làm quen dần.

Tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đổi việc

Công việc nào cũng có những thăng trầm, và có những lúc bạn cảm thấy vô cùng chán nản, không có tinh thần làm việc. Tuy nhiên, bạn phải xem lúc nào chỉ là vui buồn nhất thời và lúc nào là thời điểm bạn nên chuyển việc

Nhiều nhân viên không tự đánh giá công việc hiện tại của mình khi không còn thấy niềm vui trong công việc và quyết định chuyển việc bằng mọi giá. Đây là lỗi khá phổ biến mọi người hay mắc phải.

Trước khi bạn quyết định thay đổi, hãy trao đổi với sếp trực tiếp của bạn. Sếp không phải lúc nào cũng là người đoán được tâm tư tình cảm của nhân viên nên bạn đừng nghĩ rằng sếp biết bạn đang nghĩ gì. Sếp có thể vẫn cho rằng bạn đang được hỗ trợ tích cực từ công ty và cấp trên.

Bạn đừng chỉ gặp sếp để phàn nàn. Hãy nghĩ tại sao bạn không thấy niềm vui trong công việc và xem bạn nên làm gì để cải thiện tình hình. Khi bạn biết bạn muốn làm gì trong thời gian gần và xa hơn, hãy nói chuyện với sếp để xem có những cơ hội mới nào trong công ty mà bạn chưa biết cho đến khi bạn gặp sếp.

Nếu như bạn không hài lòng về mức lương của mình, hãy tìm hiểu xem các công ty khác trả lương cho các vị trí tương đương như thế nào. Sau đó hãy trình bày lại với sếp và nhấn mạnh thành tích bạn đã đạt được để yêu cầu tăng lương.

Nếu như bạn lo lắng về việc phát triển kỹ năng bản thân, bạn có nên tham gia các khóa đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài? Bạn hãy hỏi sếp xem kế hoạch đào tạo của công ty là gì và xem bạn có thể tham gia được những chương trình nào.

Sau khi bạn đã cân nhắc hết tất cả các lựa chọn, tại công ty hiện tại bạn không thấy mình học hỏi được gì thêm, và bạn đã biết rõ mình cần gì từ công ty sắp tới thì bạn nên đổi việc.

  Blog.careerbuilder.co.uk

Search job
Nguyen Trai University Network

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.